Ý nghĩa và cách sử dụng các góc độ của dao tiện

cac-goc-do-cua-dao-tien-avata

Trong gia công cơ khí chính xác, đặc biệt là trên máy CNC, dao tiện là công cụ cắt gọt quan trọng, giúp định hình và tạo bề mặt chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật. Hiểu rõ các góc độ của dao tiện giúp tối ưu hóa hiệu suất gia công mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và tăng tuổi thọ dao.

Nếu bạn đang tìm hiểu và quan tâm đến thông tin này, đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

1. Tổng quan về dao tiện CNC

Dao tiện CNC là loại dụng cụ cắt được sử dụng trong máy tiện CNC để loại bỏ các vật liệu thừa ra khỏi phôi, giúp tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo thiết kế yêu cầu.”

Dao tiện CNC bao gồm hai phần chính:

cau-tao-cua-dao-tien-1
Cấu tạo dao tiện CNC

Cán dao: Là bộ phận kết nối dao với ổ gá dao trên máy CNC, đảm bảo sự chắc chắn và ổn định trong quá trình gia công.

Đầu dao: Là phần thực hiện cắt gọt, gồm các thành phần cơ bản:

  • Mặt thoát (mặt trước): Giúp phoi thoát ra dễ dàng trong quá trình cắt.
    Mặt sát (mặt sau): Gồm mặt sát chính và mặt sát phụ, tiếp xúc với bề mặt phôi gia công.
  • Lưỡi cắt: Bao gồm lưỡi cắt chính (giao tuyến giữa mặt sau chính và mặt thoát) và lưỡi cắt phụ (giao tuyến giữa mặt sau phụ và mặt thoát).
  • Mũi dao: Giao điểm giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Mũi dao có thể nhọn hoặc được mài với bán kính R tùy thuộc vào yêu cầu gia công.

Dựa vào cấu tạo này giúp bạn xác định được các góc độ của dao tiện trong quá trình gia công tiện CNC.

2. Góc độ của dao tiện là gì?

cac-goc-do-cua-dao-tien-la-gi
Góc độ của dao tiện là gì?

Góc độ của dao tiện là các góc được thiết kế trên dao tiện để điều chỉnh và tối ưu hóa khả năng cắt gọt trong quá trình gia công. Các góc này bao gồm:

  • Góc trước (Rake Angle – γ): Ảnh hưởng đến lực cắt và thoát phoi.
  • Góc sau (Relief Angle – α): Giảm ma sát giữa dao và phôi.
  • Góc mũi dao (Nose Angle – ε): Quyết định độ bền của mũi dao và độ nhẵn của bề mặt gia công.
  • Góc nghiêng (Inclination Angle – λ): Định hướng thoát phoi và khả năng chịu tải của lưỡi dao.
  • Góc xoay (Cutting Edge Angle – κ): Quyết định vùng tác động lực cắt lên phôi.

Ngoài ra có góc cắt chính (Primary Cutting Angle): Xác định hướng cắt chính của dao.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về cán dao tiện CNC

3. Chi tiết các góc độ của dao tiện CNC

chi-tiet-cac-goc-do-cua-dao-tien-4
Chi tiết các góc độ của dao tiện CNC

Cụ thể các góc độ trên dao tiện CNC như sau:

GÓC ĐỘ CỦA DAO ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ LOẠI GÓC
Góc trước (Rake Angle – γ) Góc giữa mặt trước của dao và đường thẳng vuông góc với bề mặt phôi.
  • Ảnh hưởng đến khả năng thoát phoi.
  • Giảm lực cắt, giảm nhiệt độ trong quá trình cắt.
  • Góc trước dương (+): Thoát phoi tốt hơn, phù hợp với vật liệu mềm (nhôm, đồng).
  • Góc trước âm (-): Chịu tải cao, phù hợp với vật liệu cứng (thép hợp kim, inox).
Góc sau (Relief Angle – α) Góc giữa mặt sau của dao và bề mặt phôi đã gia công.
  • Giảm ma sát giữa dao và bề mặt phôi.
  • Tăng tuổi thọ dao và cải thiện chất lượng bề mặt gia công.
  • Góc sau nhỏ: Độ bền dao cao nhưng dễ gây ma sát.
  • Góc sau lớn: Giảm ma sát nhưng làm dao yếu hơn.
Góc mũi dao (Nose Angle – ε) Góc tạo bởi giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ tại mũi dao.
  • Ảnh hưởng đến độ bền của mũi dao và độ nhẵn của bề mặt gia công.
  • Góc mũi dao lớn tạo bề mặt nhẵn hơn nhưng lực cắt tăng.
Trong các góc độ của dao tiện, góc mũi dao thường sử dụng góc mũi dao từ 35° đến 90° tùy theo ứng dụng.
Góc nghiêng (Inclination Angle – λ) Góc giữa mặt phẳng cắt và trục ngang của dao.
  • Hướng dẫn thoát phoi.
  • Ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của lưỡi cắt.
  • Góc nghiêng dương (+): Phoi được thoát về phía trước, phù hợp với gia công vật liệu mềm.
  • Góc nghiêng âm (-): Phoi được đẩy xuống, phù hợp với vật liệu cứng.
Góc giữa lưỡi cắt chính và hướng tiến dao. Góc giữa lưỡi cắt chính và hướng tiến dao.
  • Quyết định vùng chịu lực cắt trên phôi.
  • Góc nhỏ tập trung lực cắt, góc lớn phân tán lực, giảm tải lên dao.
  • Góc lớn (60° – 90°): Phù hợp với gia công bề mặt phẳng.
  • Góc nhỏ (< 60°): Phù hợp với gia công vật liệu cứng.

4. Ứng dụng của các góc độ dao tiện trong thực tế

Sau đây là ứng dụng của các góc độ của dao tiện trong quá trình gia công cơ khí thực tế:

  • Gia công vật liệu mềm: Sử dụng góc trước và góc nghiêng dương để thoát phoi tốt hơn.
  • Gia công vật liệu cứng: Chọn góc trước âm, góc nghiêng âm và mũi dao bền vững.
  • Gia công bề mặt nhẵn: Tăng góc mũi dao và kiểm soát góc xoay phù hợp.
  • Tăng tuổi thọ dao: Điều chỉnh góc sau để giảm ma sát và mài mòn.
ung-dung-cac-goc-do-cua-dao-tien-2
Ứng dụng của các góc độ dao tiện trong thực tế

5. Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng góc độ dao tiện

  • Tùy chỉnh theo vật liệu: Lựa chọn góc độ dao tiện phù hợp với tính chất của vật liệu gia công.
  • Cân nhắc tốc độ cắt: Tốc độ cắt cao yêu cầu dao có độ bền tốt, góc cắt phù hợp để giảm nhiệt độ.
  • Kiểm tra dao thường xuyên: Đảm bảo dao không bị mẻ hoặc mòn, tránh ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công.
  • Sử dụng chất làm mát: Tăng hiệu quả cắt gọt và kéo dài tuổi thọ dao.

Với thông tin của DN Solutions gửi đến trên đây, mong bạn hiểu rõ các góc độ của dao tiện để tối ưu hóa hiệu quả gia công cơ khí. Việc điều chỉnh phù hợp từng góc độ dao không chỉ đảm bảo chất lượng bề mặt sản phẩm mà còn nâng cao tuổi thọ dao, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *